Vì sao Chuyển đổi số thất bại?

Đăng Bởi Admin Besco 08 - 09 - 2022


Theo thống kê có đến 70% doanh nghiệp làm Chuyển đổi số thất bại. Một số báo cáo khác đưa ra con số đến 84%. Nguyên nhân chính là các nhà lãnh đạo bị áp lực Chuyển đổi số nhưng không biết phải làm thế nào một cách đúng đắn. Phương pháp Chuyển đổi số không phù hợp cũng là một nguyên nhân khác dẫn đến thất bại.



Tony Saldanha


Đây là cuốn sách được viết bởi người thực hiện Chuyển đổi số cho Công ty P&G (Procter & Gamble). Tác giả hiện đang tư vấn Chuyển đổi số cho khoảng 20 công ty khác trong Fortune 100.


Theo thống kê có đến 70% doanh nghiệp làm Chuyển đổi số thất bại. Một số báo cáo khác đưa ra con số đến 84%. Nguyên nhân chính là các nhà lãnh đạo bị áp lực Chuyển đổi số nhưng không biết phải làm thế nào một cách đúng đắn. Phương pháp Chuyển đổi số không phù hợp cũng là một nguyên nhân khác dẫn đến thất bại (Phương pháp Chuyển đổi số với phương pháp của các dự án công nghệ).


Thực chất chuyển đổi số không phải là về Công nghệ, cũng không phải là Dự án. Chuyển đổi số cơ bản là sự Đột phá chính mình, là làm sao để tiếp tục thành công trong sự nhìn nhận của Thế giới, của phố Wall và trong sự nhìn nhận của chính tổ chức mình bằng cách tự đột phá chính mình trước khi có một ai đó đột phá và vượt lên. Netflix là một ví dụ thành công dễ được liên tưởng tới khi nói về Chuyển đổi số. Netflix khởi đầu vào năm 1998 với dịch vụ đột phá là cho thuê đĩa DVD trực tuyến, thời điểm mà Blockbuster đang thống trị thị trường với dịch vụ cho thuê băng đĩa qua hệ thống cửa hàng, đỉnh cao của Blockbuster là vào năm 2004 khi công ty có 9094 cửa hàng. Theo đà phát triển, Netflix giới thiệu gói dịch vụ cho thuê DVD theo tháng năm 1999; Netflix tự đề xuất sáp nhập vào Blockbuster năm 2000 với giá 50 triệu đô la, nhưng bị Blockbuster từ chối. Năm 2007, Netflix bắt đầu giới thiệu dịch vụ video theo yêu cầu qua internet. Blockbuster nộp đơn xin bảo hộ phá sản vào năm 2010. Ngày nay, Netflix là nền tảng phát trực tuyến thành công nhất trên thế giới, mặc dù vẫn còn ngày càng nhiều các cạnh tranh trên thị trường.


Tiếp cận vào Chuyển đổi số, người đứng đầu doanh nghiệp trước hết phải biết rõ điều gì đang giúp cho doanh nghiệp mình thành công. Đó cũng chính là mục tiêu quan trọng của doanh nghiệp để tiếp tục thành công trong kỷ nguyên số (digital era). Người đứng đầu doanh nghiệp cần phải nhận thức rõ là Mô hình kinh doanh, Sản phẩm và Quy trình vận hành của doanh nghiệp tất yếu sẽ thay đổi. Tuy nhiên thay đổi như thế nào chính là những điều cần phải thử nghiệm.


Tác giả đưa ra Mô hình 5 Giai đoạn cho Chuyển đổi số thành công. Đây cũng là nội dung trọng tâm của cuốn sách. Ngay với những người làm chuyên môn công nghệ thì khách quan mà nói, khi xem mô hình 5 Giai đoạn này, về cơ bản đã tự giải đáp, tự thấy sáng tỏ được nhiều góc khuất khi làm Chuyển đổi số. Với doanh nghiệp và các nhà lãnh đạo thì mô hình này giúp nhìn thấy rõ Chuyển đổi số nên bắt đầu từ đâu, tập trung vào các điểm chính nào, tuân thủ các nguyên tắc cốt lõi nào để thành công và khi nào thì được xem là đạt tới trạng thái chuyển đổi thành công. Đi cùng với Mô hình 5 Giai đoạn là 10 Nguyên tắc Kỷ luật đáng kinh ngạc để giúp doanh nghiệp cất cánh thành công và trở thành dẫn đầu.


(Tham khảo Mô hình 5 Giai đoạn và 10 nguyên tắc Kỷ luật cho Chuyển đổi số thành công.)


Để doanh nghiệp tiếp cận thuận lợi với Chuyển đổi số, tác giả chỉ ra rằng doanh nghiệp với cách xây dựng chiến lược truyền thống tập trung vào hai phạm trù Vận hành (operations) và Cải tiến vận hành (continuous improvement) là chưa đủ. Doanh nghiệp cần có thêm một trụ cột thứ 3: Tự đột phá chính mình (disrupt yourself). Cụ thể ở Alphabet / Google, tỉ lệ của 3 trụ cột chiến lược này là 70 : 20 : 10. Tỉ lệ này được hiểu là dành 70% nguồn lực cho vận hành hàng ngày; 20% nguồn lực để cải tiến liên tục; 10% nguồn lực cho các ý tưởng đột phá.


Để tìm các ý tưởng đột phá, tác giả giới thiệu Điểm đòn bẩy kỹ thuật số (digital leverage points). Mỗi mô hình doanh nghiệp sẽ có các điểm đòn bẩy khác nhau, nhắm vào lĩnh vực có tiềm năng lớn nhất để thay đổi. Ví dụ điểm đòn bẩy của Netflix chính là công nghệ, streaming và tốc độ internet; của Amazon là logistics; của Zappos là trải nghiệm khách hàng; của P&G là thấu hiểu khách hàng… Các ý tưởng đột phá được chia thành các dự án nhỏ, các sáng kiến thực nghiệm nhỏ và được Thực thi tách lặp (iterative execution). Có thể tham chiếu tới chiến lược 10-5-4-1, được hiểu là với 10 thử nghiệm thì có tới 5 thử nghiệm bị triệt tiêu vì không khả thi; 4 thử nghiệm cho ra hiệu quả chuyển đổi 2X hoặc 4X, cái còn lại sau cùng sẽ là 10X và đây chính là các mục tiêu đáng tìm kiếm của Chuyển đổi số.


Trong Chuyển đổi số, nhân tố con người luôn là mấu chốt. Trước tiên Lãnh đạo phải Cam kết trách nhiệm, đặt nguồn lực và uy tín của mình cho Chuyển đổi số chứ không chỉ đơn thuần đứng lên làm chủ trò (sponsoring). Cụ thể như sự cam kết của Jeff Bezos tại Washington Post, sự cam kết nhận trách nhiệm của Lãnh đạo Singapore trong các mục tiêu Chuyển đổi số quốc gia. Tiếp đến là Trao quyền để đột phá. Doanh nghiệp không chỉ tạo điều kiện thuận lợi mà còn phải bảo vệ các Lãnh đạo đột phá của mình. Họ cần được khích lệ chấp nhận những rủi ro khác thường nếu điều đó là cần thiết.


Khi đạt tới được trạng thái Chuyển đổi số thì doanh nghiệp cần Tái cơ cấu tổ chức số. Khi đó, phòng công nghệ thông không chỉ phụ trách nền tảng công nghệ mới, quy chế làm việc mới hoặc các kỹ năng mới. Phòng công nghệ thông tin còn phải dẫn dắt tất cả các bộ phận chức năng và đơn vị kinh doanh khác trong công ty sang mô hình kinh doanh mới được hỗ trợ bởi công nghệ. Không những vậy, Trình độ kỹ thuật số (digital literacy) trở thành một mục tiêu trọng yếu của doanh nghiệp. Ngày nay, khi công nghệ hiện có chưa được nắm bắt hết thì công nghệ mới đã ra. Có một thống kê là vào các năm 1970s, một người để thành công ở vai trò nào đó thì yêu cầu trang bị tầm 70% kiến thức trước khi bổ nhiệm. Thế nhưng ngày nay, tỉ lệ này giảm xuống còn nhỏ hơn 10%. Điều này có nghĩa là bạn cần phải liên tục học tập trong công việc, doanh nghiệp cần tự chuyển mình thành các tổ chức học tập không ngừng (learning organization) để Luôn cập nhật trong một thế giới kỹ thuật số biến động.


Doanh nghiệp được xem là đạt tới Level 5 của Chuyển đổi số khi thiết lập được một nền Văn hóa nhanh nhạy và linh hoạt. Đây chính là bước đột phá cuối cùng, hướng các đổi mới tập trung vào Khách hàng, Môi trường thích ứng và Mục tiêu chung của doanh nghiệp. Cuối cùng thì khái niệm Chỉ số đột phá kỹ thuật số được giới thiệu thêm vào trong Kế hoạch chiến lược để giúp doanh nghiệp Cảm nhận rủi ro và cảnh báo sớm khi sắp bị tác động xấu, đồng thời ngăn ngừa sự cần thiết phải hành động chỉ dựa trên trực giác.


Cuốn sách này truyền đạt rất nhiều kiến thức giá trị về Chuyển đổi số mà bạn không nên bỏ qua. Lĩnh hội được các kiến thức của sách càng sớm, bạn sẽ càng có được sự chủ động trên hành trình Chuyển đổi số.


Cảnh Phạm

Solution Consultant at BESCO

Câu chuyện Sứ mệnh
Chuyện con Ong: Bản thân con Ong có biết Sứ mệnh của mình không?Con Ong có một Sứ mệnh rất lớn, đó là thụ phấn cho hoa, nhờ nó thụ phấn cho hoa mà cây mới đậu quả. Nhờ cây có đậu q
GOLIVE Dự án VMG FASHION
Sau thời gian hơn 5 tháng triển khai, hôm nay ngày 01-08-2022 VMG Fashion quyết định đưa hệ thống Quản trị Doanh nghiệp được Công ty Cổ Phần BESCO triển khai vào vận hành chính thứ
Tương lai của ứng dụng doanh nghiệp (Phần 1)
Chuyển đổi số là một xu hướng không thể thay đổi để Doanh nghiệp cất cánh và dẫn đầu. Trong đó, giải pháp ERP là có vai trò cung cấp một nền tảng số hóa cần thiết cho cả quá trình
Tương lai của ứng dụng doanh nghiệp (Phần 2)
Khi doanh nghiệp đang cân nhắc về việc triển khai, nâng cấp hoặc thay đổi giải pháp ERP, thì các giải pháp ERP hiện đại yêu cầu chúng ta xem xét các khía cạnh sau.Lộ trình công ngh
NÔNG SẢN NHÀ QUÊ VÀ THỰC PHẨM SẠCH
Chuyện Rau sạch dỏm, rau chợ đội lốt VietGAP để vào Siêu thị, Cửa hàng thực phẩm luôn là nỗi đau âm ĩ, mặc dù mấy nay báo chí đưa tin nhiều, nhưng nghĩ chuyện này chắc chưa phải là
Vì sao Chuyển đổi số thất bại?
Tony SaldanhaĐây là cuốn sách được viết bởi người thực hiện Chuyển đổi số cho Công ty P&G (Procter & Gamble). Tác giả hiện đang tư vấn Chuyển đổi số cho khoảng 20 công ty k
Chuyển đổi số để sống sót và bứt phá
Chuyển đổi số đã và đang được truyền thông nhiều. Tuy vậy, Chuyển đổi số chỉ đang ở giai đoạn đầu của một xu hướng dự báo sẽ diễn ra mạnh mẽ trong 20 năm tới. Thay vì tiếp nhận thô

Bình luận bạn đọc